Phục hồi chức năng xơ hóa cơ Delta

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG XƠ HOÁ CƠ DELTA

I. ĐẠI CƯƠNG
– Xơ hoá cơ Delta là tình trạng bệnh lý khi một phần hoặc toàn bộ cơ Delta bị xơ hoá gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và thẩm mỹ khớp vai.
– Xơ hoá cơ là một quá trình diễn biến từ từ, mà trong đó quá trình xơ hoá làm cho các tế bào cơ chuyển biến thành tế bào xơ do các tác nhân lý hoá như chấn thương gây đụng giập cơ, gây chảy máu tại chỗ, gây phù nề dẫn đến thiếu nuôi dưỡng tổ chức cơ, hoặc do các tác nhân hoá học làm thay đổi dinh dưỡng và chuyển hoá của tế bào cơ. Xơ hoá cơ thường kéo dài nhiều năm tháng, mang tính chất lan toả và hậu quả là các tế bào xơ thay thế tế bào cơ làm mất đi khả năng đàn hồi, gây co kéo và mất đi chức năng vận động của cơ.

xơ-hoa-co-delta
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc chẩn đoán
1.1.Hỏi bệnh
– Tiền sử chấn thương hoặc viêm nhiễm vùng khớp vai
– Tiền sử tiêm kháng sinh hoặc các vacxin…
– Thời gian xuất hiện biến dạng và hạn chế vận động khớp vai…
1.2. Khám và lượng giá chức năng
Lâm sàng:
Trong xơ hoá cơ delta có các dấu hiệu nổi bật dễ nhận biết thông qua quan sát, khám đánh giá tầm vận động khớp, sờ nắn vùng khớp vai …
Quan sát khớp vai:
– Quan sát từ phía trước: mỏm cùng – vai hạ thấp (vai xệ ), đầu trên xương cánh tay nhô cao ra phía trước lên trên và vào trong( bán trật khớp vai). Rãnh delta- ngực bị xoá mờ, lồng ngực lép các xương sườn xuôi. Khuỷ tay dạng xa thân.
– Quan sát từ phía bên: mỏm cùng – vai hạ thấp, đầu trên xương cánh tay nhô ra trước rõ. Cánh tay và khuỷu đưa ra sau so với trục đứng dọc của cơ thể. Có các vết lõm hoặc teo đét trên bề mặt da. Rãnh lõm dọc theo thân cơ thường là bó giữa của cơ delta, điển hình có thể thấy lồi củ lớn và lồi củ bé lộ rõ.
– Quan sát từ phía sau: xương bả vai bên bị xơ hoá kéo xuống thấp, bờ trong xương bả vai như bị bong ra khỏi thành sau ngực, cực dưới xương bả vai có xu thế bị xoay ra ngoài. Gai sau xương bả vai nhô cao. Khuỷu tay dạng xa thân

Khám đánh giá tầm vận động:
Trong xơ hoá cơ delta hạn chế tầm vận động khớp vai thường gặp có các vận động sau:
– Vận động khép khớp vai: bệnh nhân luôn bị dạng khớp vai tạo nên một góc giữa cánh tay và thân gọi là góc cánh tay- thân. Đây là góc có tính quyết định trong đánh giá xơ hoá cơ delta, nếu góc cánh tay thân lớn hơn 25 độ là một trong các chỉ số quyết định giải pháp điều trị phẫu thuật hay phục hồi chức năng.
– Vận động khép ngang vai: thường dễ phát hiện và đánh giá nhất. Tuỳ mức độ xơ hoá cơ delta mà có thể hạn chế vận động khép khớp trên mặt phẳng ngang vai dưới 90° thậm chí dưới 45°.
– Vận động dạng khớp vai: có thể có hạn chế dạng tại khớp vai dưới 90 độ, nhưng trong nhiều trường hợp có vận động bù trừ của các khớp vùng vai, thậm chí cột sống nghiêng sang cùng bên .
– Vận động xoay trong ở tư thế gấp, duỗi và khép bị hạn chế nên bệnh nhân không chạm được các đầu ngón tay vào xương bả vai bên đối diện theo các mức độ khác nhau.
Sờ nắn vùng khớp vai:
Sờ nắn vùng khớp vai cũng giúp cho việc phát hiện và đánh giá mức độ xơ hoá cơ delta. Có thể sờ thấy một hoặc vài dải xơ, mật độ chắc lăn ở dưới tay, thường gặp nhất là bó giữa cơ delta mà vị trí là ở giữa mặt ngoài của xương cánh tay. Đôi khi còn gặp cả xơ hoá bó trước, bó sau cơ delta, cơ ba đầu cánh tay và cơ trên gai…
Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Có nhiều các dấu hiệu cận lâm sàng được đề cập đến trong xơ hoá cơ delta
– Siêu âm: có thể thấy một hoặc vài dải xơ vùng cơ delta, tính đồng nhất hoặc không đồng nhất (xơ rải rác), kích thước thường có đường kính dưới 1 cm dài khoảng 6 – 8 cm.
– Chụp X quang: hình ảnh trật khớp vai hoặc trật khớp vai không hoàn toàn, khe khớp giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo khớp vai hẹp. Chỏm xương cánh tay biến dạng đầu trên dẹt, phẳng.
– Điện cơ đồ: xác định xem có tổn thuơng thần kinh ngoại vi chi phối vận động cơ.
– Men cơ: định lượng men cơ CK (Creatinin Phosphokinase) để xác định có hay không tình trạng tiêu huỷ tế bào cơ.
– Giải phẫu bệnh: tình trạng thoái hoá tế bào cơ và tình trạng xâm lấn của các tế bào xơ thay thế các tế bào cơ tại tổ chức.
2. Chẩn đoán xác định
Các dấu hiệu lâm sàng: đánh giá tình trạng xơ hoá thông qua việc thăm khám để phát hiện dải xơ, quan sát các biến dạng và đánh giá tầm vận động. Các dấu hiệu cận lâm sàng: dựa vào các xét nghiệm như X quang, siêu âm, men cơ, điện cơ đồ, giải phẫu bệnh…
3. Chẩn đoán phân biệt
Có một số các bệnh thần kinh cơ và bệnh lý vùng khớp vai cần được chẩn đoán phân biệt:
– Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
– Bệnh loạn dưỡng cơ tuỷ.
– Bệnh cứng đa khớp bẩm sinh.
– Xương bả vai cao bẩm sinh.
– Liệt đám rối thần kinh cánh tay.
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Phục hồi và tăng cường tầm vận động khớp vai, khuỷa tay.
– Chống xơ hóa và teo cơ vùng khớp vai.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Vật lí trị liệu
Hồng ngoại
– Áp dụng: sau mổ cơ Delta 72 giờ và chuẩn bị trước luyện tập.
– Mỗi lần chiếu từ 8 đến 10 phút, có thể chiếu từ một đến hai lần mỗi ngày.
Điện cao tần (sóng ngắn, vi sóng)
– Làm ấm tổ chức sâu tới 5cm.
– Chống chỉ định: Di vật kim loại vùng chi
Siêu âm
– Áp dụng khi vết mổ đã liền da
– Chống chỉ định:
– Di vật kim loại vùng tiếp nhận
2.2. Các bài tập vận động
Việc tập luyện phục hồi chức năng được chỉ định bởi các bác sỹ và tiến hành bởi các kỹ thuật viên.
– Tập khớp vai – tay
– Xoay đầu xương cánh tay
– Tập xoay ngoài cánh tay
– Tập vận động kết hợp kết hợp gấp –khép và xoay ngoài
– Tập khép ngang vai
– Tập xoay ngoài cánh tay
– Tập vận động kết hợp gấp khép và xoay ngoài
– Tập vận động thụ động khép ngang cánh tay trong tư thế ngồi
3. Các điều trị khác
Trong nhiều trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả cần can thiệp phẫu thuật kéo dài đoạn cơ xơ hóa hoặc chuyển gân
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Bệnh nhân xơ hóa cơ Delta sau can thiệp tập luyện phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật chỉnh hình cần được theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng cho đến 36 tháng để đảm bảo tình trạng xơ hóa cơ, hạn chế tầm vận động và biến dạng khớp không bị tái phát.

Xem thêm Video hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Xơ hóa cơ Delta của Bộ Y tế

Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

9 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm nam
Phạm nam
6 năm trước

E năm nay 28 tuôi.e bị một bên vai phải và chưa từng phẩu thuật.tuy vẫn hoạt động bình thường nhung cánh tay phải của e khó khăn khi gập vào và bị lệch so với vai trái.e muốn hỏi bs nếu bây giờ e phẫu thuật liệu có phục hồi được chức năng nữa không ak.

Nguyễn quân
Nguyễn quân
7 năm trước

E năm nay 22 tuổi. E bị 1 bên vai trái và đã đi mổ năm 12 tuổi. Tuy vẫn hoạt động bình thường nhưng hiện giờ vai trái (cơ vai giữa) gần như không phát triển. Bs cho e hỏi có cách nào khắc phục được Ko ạ??? E xin cảm ơn !

Hoàng văn
Hoàng văn
7 năm trước

Tôi năm nay 39t, hồi nhỏ bị teo cơ delta mà k đc đi thăm khám bs. Đến năm 2008 tôi đi bv chấn thương chỉnh hình và đc chỉ định mổ. Tuy vậy sau mổ tôi không thấy có tiến triển gì cả. Hiện tại tôi thấy khó khăn khi vận động vai và có tiếng kêu lộm rộm khi xoay vai. Bs cho tôi hỏi bây giờ lớn tuổi tôi còn mổ được k? Còn cải thiện được hoạt động của khớp vai không? Và có phục hồi được cơ bả vai không?

Théo
Théo
7 năm trước

Bs cho e hỏi e bi sơ hóa deta đã mổ được 1 năm năm nay e 26 tuổi.Nhưng đến giờ 2 tay e vẫn chưa khép lại với nhau được va xương bả vai khi đưa cả 2 tay ra trước thi vẫn ngô lên bs ak.như vậy sau nay xương bả vai e có bi biến dạng không bs.

hưởng
hưởng
7 năm trước
Trả lời  Théo

Chi phí mổ mất nhiều không bạn? Tks