Điều trị khàn tiếng bằng điện mãng châm

ĐIỆN MÃNG CHÂM ĐIỀU TRỊ KHÀN TIẾNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Hiện tượng khàn tiếng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhau gây tốn thương vùng hầu họng, thanh quản: viêm nhiễm vùng hầu họng thanh quản, liệt các thần kinh sọ não, tốn thương dây thần kinh hồi quy, u dây thanh … gây nên. Khản tiếng được mô tả trong chứng Cấp hầu âm, Mạn hầu âm của y học cố truyền. Bệnh nguyên và bệnh cơ thường do thanh khiếu bi bế tắc (thanh khiếu không thông) mà thành. Bệnh có liên quan chặt chẽ tới các tạng Phế và Thận.

2. CHỈ ĐỊNH

Khàn tiếng do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở mọi lứa tuổi.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

+ Khàn tiếng do các nguyên nhân có chỉ định ngoại khoa gây ra: u hầu họng, thanh quản, polyp, xơ dây thanh.. u chèn ép dây hồi quy.

+ Người bệnh đang bị sốt kéo dài hoặc mất nước, mất máu.

+ Suy tim, loạn nhịp tim.

+ Viêm nhiễm có chỉ định điều trị đặc hiệu (lao, nấm dây thanh).

4. CHUẨN BỊ

1. Ngưòì thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cố truyền được cấp chúng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phương tiện

– Máy điện châm hai tần số bố, tả.

– Kim châm cứu vô khuẩn, loậ: 6-8-10 cm, dùng riêng cho từng người bệnh.

– Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70 độ.

3. Người bệnh

– Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.

– Tư thế người bệnh nằm ngửa, gối cao hoặc ngồi.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Phác đồ huyệt

Đơn huyệt:

Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch, Thượng liêm tuyền, Amidan, Thiên đột, Phù đột, Liệt khuyết

Huyệt đạo

+ Phong trì – Phong trì

+ Thông lý – Nội quan

+ Thái uyên – Liệt khuyết

+ Thái khê – Tam âm giao

+ Đại chùy – Á môn

Châm tả

Đơn huyệt

Ngoại kim tân

Ngoại ngọc dịch

Thượng liêm tuyền

Amidan

Thiên đột

Phù đột

Huyệt đạo

+ Phong trì – Phong trì

+ Thông lý – Nội quan

+ Đại chùy – Á môn

Châm bổ

Thông lý – Nội quan

Chú ý: Châm thêm huyệt đạo

Hư: Bổ + Thái khê – Nội quan

 

Thực: Tả + Thái uyên – Liệt khuyết

5.2. Thủ thuật :

Bước 1: Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt

Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:

• Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ng ón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.

• Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phả , không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

 Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm:

• Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 – 10Hz, Tần số bổ từ 1 – 3Hz.

• Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).

• Thời gian: 20- 30 phút cho một lần điện mãng châm.

Bước 4: Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.

5.3. Liệu trình điều trị

• Điện mãng châm ngày một lần

• Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 lần.

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

6.1. Theo dõi

Theo dõi tại chỗ và toàn thân

6.2. Xử trí tai biến

• Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

==> Xử trí: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.

• Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận