Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng đông y

ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

 I/ Đại cương:

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh thường gặp của dây thần kinh sọ não số VII.

Y học cổ truyền gọi bệnh này là chứng “ Khẩu nhãn oa tà” miệng và mắt méo lệch. Mặt mất cân đối rõ rệt, bên liệt không nhăn trán được, lông mày hơi sệ xuống. Mắt nhắm không kín, không làm được động tác phồng má, mím  môi, miệng kéo lệch sang bên lành, ăn uống rơi vãi.

Nguyên nhân :

– Bệnh do phong hàn tà xâm nhập vào lạc mạch của các kinh dương ở mặt làm cho sự lưu thông kinh khí bị trở ngại, khí huyết không được điều hòa, kinh cân mất dinh dưỡng, cân nhục mềm nhẽo gây lên bệnh.

Mặt khác khi cơ thể ở tình trạng vệ khí hư, chính khí yếu do các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài, bệnh tà nhân cơ hội xâm nhập vào các kinh mạch lạc mạch của cơ thể làm cho sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ứ trệ dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể mà tạo nên bệnh.

– Do phong nhiệt tà xâm phạm vào kinh mạch, làm kinh cân thiếu dinh dưỡng mà gây nên. Nhiệt tà hay gây sốt và chứng viêm nhiệt, thiêu đốt tân dịch.

– Do sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc, từ đó mà gây liệt.

II/ Chỉ định

Điều trị liệt dây VII ngoại biên bằng phương pháp YHCT có chỉ định rộng rãi tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể như sau:

+ Phương pháp điều trị không dùng thuốc: Châm, ôn châm, điện châm, ôn điện châm và kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại chỗ.

+ Dùng thuốc: Thuốc YHCT và thuốc YHHĐ

III/ Chống chỉ định

Nhìn chung, điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng phương pháp YHCT an toàn và hiệu quả, cần lưu ý những chống chỉ định chung của phương pháp châm:

  • Các trường hîp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.
  • Người mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Phụ nữ có thai.
  • Trạng thái bất thường.
IV/ Chuẩn bị

1/ Cán bộ y tế:

  • Thăm khám toàn diện.
  • Hỏi bệnh.
  • Đưa ra chẩn đoán.
  • Chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh.
  • Chọn tư thế thuận lợi nhất để thực hiện thủ thuật châm, cứu, xoa, bóp được dễ dàng.

2/ Người bệnh:

  • Làm một số xét nghiệm thường qui, điện cơ vùng mặt.
  • Lựa chọn tư thế thoải mái, bộc lộ rõ vùng cần làm thủ thuật, thường có một vài tư thế:

+ Nằm ngửa trên giường.

+ Ngồi ngửa dựa ghế.

3/ Phương tiện:

  • Kim châm cứu, máy điện châm, điếu ngải cứu.
  • Bông, pank vô trùng, cồn 700, bơm tiêm.
  • Khay đựng dụng cụ.
  • Phương tiện sắc thuốc

4/ Hồ sơ bệnh án: Theo mẫu bệnh án quy định

dieu-tri-liet-day-than-kinh-vii-ngoai-bien-bang-dong-y

 

V/ Quy trình điều trị các thể theo YHCT

Phương pháp kết hợp YHHĐ-YHCT

1/ Thể phong hàn (liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh)

*/Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết

*/Bài thuốc:

Khương hoạt 08g Phòng phong 08g
Độc hoạt 08g Đương quy 08g
Tần giao 08g Thục địa 12g
Bạch chỉ 08g Bạch thược 08g
Xuyên khung 08g Bạch truật 08g
Cam thảo 06g Bạch linh 08g

Sắc uống ngày 1 thang

*/ Phương pháp không dùng thuốc:

+ Châm cứu:

  • Huyệt tại chỗ: Toản trúc, tình minh, ty trúc không, dương bạch, địa thương, giáp xa, nghinh hương, ế phong, nhân trung, thừa tương.
  • Huyệt toàn thân: Hợp cốc bên đối diện.
  • Dùng hào châm, điện châm (với cường độ nhẹ nhàng theo ngưỡng kích thích người bệnh).
  • Nên kết hợp ôn châm, thận trọng tàn rơi vào mắt, tránh cứu dÔ g©y bỏng.
  • Mỗi ngày châm cứu 1 lần, mỗi lần 30 phút, một liệu trình 10 ngày.

+ Xoa bóp:

  • Dùng mặt trong 2 đốt ngón tay cái miết từ huyệt tinh minh lên huyệt toản trúc 10 lần.
  • Miết từ huyệt toản trúc dọc theo cung lông mày tới huyệt thái dương 10 lần.
  • Dùng ngón tay cái day từ huyệt toản trúc dọc theo cung lông mày tới huyệt thái dương 10 lần.
  • Miết huyệt giáp xa đến địa thương 10 lần.
  • Day huyệt giáp xa đến địa thương 10 lần.
  • Dùng ngón tay cái phân huyệt nhân trung, thừa t­¬ng 10 lần.
  • Xát má 10 lần.
  • Bấm các huyệt đã nêu ở trên.

*/ Kết hợp với YHHĐ

– Vitamin B1 X 10 viên/ngày

– Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch Cloramfenicol 40/00 , không được dùng Strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.

2/ Thể phong nhiệt: (Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng).

– Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt).

Khu phong, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc (khi hết sốt).

– Bài thuốc:

Kim ngân hoa 16g Xuyên khung 12g
Bồ công anh 16g Đan sâm 12g
Thổ phục linh 12g Ngưu tất 12g
Ké đầu ngựa 12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang

– Phương pháp không dùng thuốc:

+ Châm cứu:

Thủ thuật: Châm tả, dùng điện châm

Huyệt: Các huyệt như thể phong hàn, thêm Khúc trì, Nội đình

Không cứu:

+ Xoa bóp: giống nhu thể phong hàn.

Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, 1 liệu trình 10 ngày.

Kết hợp YHHĐ: tùy theo từng bệnh nhân có thể dùng thuốc:

+  Kháng sinh: Ampixilin hoặc Tetraxylin 1-2g/ngày.

+ Vitamin B1 0,01g: 10-15 viên/ngày.

+ Nhỏ mắt thường xuyên dung dịch Cloramfenicol 40/00.

3/ Thể huyết ứ: (Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn)

-Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết.

-Bài thuốc:

Đan sâm 12g Chỉ xác 6g
Xuyên khung 12g Trần bì 6g
Ngưu tất 12g Hương phụ 8g
Tô mộc 8g Uất kim 8g

Sắc uống ngày 1 thang.

*/ Phương pháp không dùng thuốc.

+ Châm cứu

Thủ thuật: Châm tả, châm điện

Huyệt: Giống thể phong hàn

Châm thêm: huyệt Huyết hải, Túc tam lý

+ Xoa bóp: Giống thể phong hàn

Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, mỗi liệu trình 10 ngày.

– Kết hợp YHHĐ

+ Vitamin B1 liều cao

+ Kháng sinh Ampixilin, Tetraxylin

+ Pretnisolon

+ Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch Cloramfenicol 40/00

+ Tập các động tác ở mắt, trán, môi, miệng.

+ Phẫu thuật chỉnh hình khi di chứng, co cứng nửa mặt

VI/ Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

1/ Khỏi:

+ Mắt nhắm kín Challes-Bell (-)

+ Nếp nhăn trán rõ.

+ Miệng, nhân trung, cân đối khi nghỉ ngơi và khi cười.

2/ Đỡ:

+ Hở khe mi mắt dưới 3mm.

+ Nếp nhăn trán mờ.

+ Rãnh mũi, má mờ.

+ Miệng-nhân trung cân đối khi nghỉ ngơi, lệch khi cười nói.

3/ Không khỏi

+ Hở khe mi trên 3mm.

+ Nếp nhăn trán mất.

+ Rãnh mũi má mất.

+ Miệng – nhân trung lệch khi nghỉ ngơi, khi cười nói.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận