Điều trị viêm quanh khớp vai bằng đông y

ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP YHCT KẾT HỢP YHHĐ

I.Đại cương:

Viêm quanh khớp vai (VQKV) thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp, theo phân loại của YHHĐ. VQKV th× là một cụm từ chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp, chủ yếu là giãn cơ, dây chằng và bao khớp.

Theo định nghĩa này, VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương của đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thường, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…). Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh được phân làm 3 thể: VQKV thể đơn thuần, VQKV thể nghẽn tắc và VQKV có hội chứng vai tay. Chẩn đoán VQKV dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán của Boissier MC 1992.

Theo YHCT, bệnh thuộc phạm vi chứng kiên tý. Gồm ba thể là kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong, tương đương với ba thể của YHHĐ.

Do chứng này thuéc phạm vi chứng tý, nên nguyên nhân cũng do phong, hàn, thấp kết hợp với nhau làm bế tắc kinh lạc gây ra. Giai đoạn đầu phong hàn th¾ng, bệnh nhân đau là chủ yếu (kiên thống): giai đoạn sau hàn thấp th¾ng, hạn chế vận động là chủ yếu (kiên ngưng). Lâu ngày các tà khí này làm tắc đường lưu thông khí huyết, khí huyết không đủ nuôi dưỡng cân cơ, gây ra thể hậu kiên phong.

II.Chỉ định:

Nhìn chung: điều trị VQKV bằng phương pháp YHCT có chỉ định rộng rãi cho hầu hết các trường hợp bao gồm các nguyên nhân gây VQKV cụ thể như sau:

1.Tại chỗ:

– Chấn thương: Thường là vi chấn thương do nghề nghiệp, thói quen, động tác thể thao… Đôi khi có thể do chấn thương mạnh vào vùng vai.

– Viêm gân, thoái hoá hoặc vôi hoá phần mềm quanh khớp.

– Thời tiết: lạnh, ẩm.

2.Ở xa:

– Các tổn thương thần kinh: Liệt nửa người do di chứng cña tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não-màng não… Đây là tổn thương thứ phát do rối loạn vận động gây ra. Chèn ép các rễ thần kinh cùng đốt sống cổ do thoái hoá, viêm, u các đốt sống cổ.

– Chấn thương ở bàn ngón tay, cổ tay.

3.Không rõ nguyên nhân: Chiếm khoảng 15% bệnh nhân.

III. Chống chỉ định:

– Điều trị VQKV bằng phương pháp YHCT an toàn và hiệu quả, chỉ cần lưu ý những chống chỉ định chung của phương pháp châm cứu:

– Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.

– Người có sức khoẻ yếu, thiếu máu, người có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, viêm màng ngoài tim, phụ nữ có thai.

– Cơ thể ở trạng thái không bình thường như: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…

IV.Chuẩn bị:

1.Cán bộ y tế:

– Thăm khám toàn diện, hỏi bệnh, đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh.

– Nên chọn tư thế thuận lợi nhất để có thể thực hiện thủ thuật châm, cứu, xoa bóp, thuỷ châm được dễ dàng.

2.Bệnh nhân:

* Làm một số xét nghiệm: Xét nghiệm thường quy, Xquang khớp vai, siêu âm khớp vai.

* Lựa chọn tư thế sao cho thoả mái nhất, chịu được lâu và phải bộc lộ được rõ vùng cần châm. Thường có một số tư thế như sau:

– Ngồi ngửa dựa ghế.

– Ngồi thẳng lưng.

– Ngôi co khuỷu tay trên bàn.

– Nằm nghiêng.

3.Phương tiện:

– Kim châm cứu, máy điện châm, điếu ngải cứu.

– Bơm tiêm, bông, panh, cồn 700 để sát trùng.

– Khay đựng dụng cụ.

– Phương tiện sắc thuốc.

4.Hồ sơ bệnh án: Theo mẫu bệnh án quy định.

V.Quy trình điều trị các thể bệnh VQKV bằng phương pháp YHCT kết hợp YHHĐ:

1.Thể Kiên thống: tương đương với VQKV đơn thuần

– Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp , ôn thông kinh lạc.

– Bài thuốc:

Khương hoạt                    8g                Nghệ vàng                       12g              Quế chi                            6g                Trần bì                             8g

Phòng phong                   8g                Thổ phục linh                  12g

Bạch chỉ                           12g              Sinh khương                    6g

Hoàng kỳ                         16g              Cam thảo                         6g

Xích thược                       12g

Sắc uống ngày một thang

– Phương pháp không dùng thuốc:

+ Châm cứu:

Thủ thuật: Châm tả.

Huyệt: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn, á thị.

Có thể hào châm, ôn châm, điện châm, nhĩ châm, trường châm… Nhưng điện châm có khả năng giảm đau tốt nhất.

+ Xoa bóp bấm huyệt:

Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt (các huyệt châm cứu).

Động tác cần làm nhẹ nhàng, không gây đau tăng cho bệnh nhân.

+ Thuỷ châm:

Thuốc: Vitamin B1, B6, B12, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Corticoid.

Huyệt: Thiên tông, Kiên trinh, Tý nhu, Đại chuỳ…

Với thể này châm cứu là chính, xoa bóp là phụ, nếu xoa bóp phải làm nhẹ nhàng.

2.Thể Kiên ngung: tương đương với VQKV thể nghẽn tắc

– Pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thư cân hoạt lạc

– Bài thuốc:

Khương hoạt                    8g                Xuyên sơn giáp               8g

Phòng phong                   8g                Quế chi                            6g

Xích thược                       12g              Bạch chỉ                           12g

Nghệ vàng                       12g              Sinh khương                    6g

Đẳng sâm                        16g              Bạch truật                        12g

Trần bì                             8g                Cam thảo                         6g

Sắc uống ngày 1 thang.

– Phương pháp không dùng thuốc

+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt như thể kiên thống.

+ Xoa bóp: rất có tác dụng với thể này.

– Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, bấm huyệt, rung, vận động. Trong đó vận động để mở khớp vai là động tác quan trọng nhát. Tăng dần cường độ, biên độ vận động khớp vai phù hợp với søc chịu đựng tối đa của bệnh nhân.

– Bệnh nhân cần phối hợp tập luyện tích cực, kiên trì, nhất là các động tác mở khớp sẽ có kết quả tốt.

3.Thể hậu kiên phong: tương đương với VQKV thể có hội chứng vai tay

– Pháp điều trị : Bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ

– Bài thuốc:

Thục địa                16g                        Đào nhân               10g

Đương quy            10g                        Hồng hoa               10g

Bạch thược            12g                        Xuyên khung         16g

Đẳng sâm              10g                        Hoàng kỳ               16g

Sắc uống ngày một thang

Bàn tay phù nề nhiều, đau nhức gia khương hoạt 16g, Uy linh tiên 12g để tăng sức trừ phong thấp, chỉ thống.

Bàn tay bầm tím, lưỡi tím có điểm ứ huyết gia Tô mộc 10g. Nghệ vàng 8g để tăng sức hoạt huyết tiêu ứ.

-Phương pháp không dùng thuốc:

+ Châm cứu: là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều.

  • Thủ thuật: Châm bổ
  • Huyệt: như thể kiên ngưng, thêm khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương tr×, Hợp cốc bên đau.

+ Xoa bóp: Là chủ yếu

  • Thủ thuật: như thể kiên ngưng, có xoa bãp thêm ở bàn tay.
  • Chỉ nên làm sau khi bàn tay hết bầm tím, phù nề để tránh các tổn thương thứ phát như teo cơ, cứng khớp.
  • Bệnh nhân cần kết hợp tự xoa bóp, tập vận động bàn tay, khớp vai.
  • Ở thể này nên kết hợp các vitamin nhóm B, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Corticoid đường uống cho bệnh nhân.
VI.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả:

Năm 1987, Constant và Murley đã công bố phương pháp lâm sàng đánh giá chức năng vai và được hội nghị khớp học của SECEC chấp nhận và còn được gọi là tiêu chuẩn Constant. Tiêu chuẩn này ngày nay đã được các tác giả trên thế giới và Việt Nam công nhận áp dụng.

Constant và Murley đánh giá chức năng vai dựa trên 4 tiêu chuẩn chính là: đau, hoạt động cuộc sống hàng ngày, tầm vận động khớp vai, lực vai với tổng số điểm là 100. Tiêu chuẩn này được đánh giá trước và sau điều trị viêm quanh khớp vai và phân loại kết quả điều trị ở 5 mức độ:

– Rất tốt:                 95 – 100 điểm

– Tốt:                     85 – 94 điểm

– Khá                     75 – 84 điểm

– Trung bình        60 – 74 điểm

– Kém                    < 60 điểm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thịnh
Thịnh
6 năm trước

Chào bác sỹ.
Tôi bị đau khớp vai, đã khám tại bệnh viện, nhưng khi khám có chụp phim Xquang hình ảnh phim như sau. Mong bác sỹ tư vấn. Tôi bị đau khoảng 1 tháng, đau chủ yếu khi tôi vận động khớp vai, còn bình thường hầu như không đau