Huyệt Khúc Sai: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Khúc Sai

Tên Huyệt:

Khúc = chỗ cong; Sai = hợp xuất.

Kinh mạch hợp lại ở huyệt Thần Đình, tạo thành chỗ cong, từ huyệt đó, theo chân mày lên chỗ hợp xuất (sai), vì vậy gọi là Khúc Sai (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Tỷ Xung, T Xung.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 4 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí huyệt:

Trên trán, cách đường giữa đầu 1, 5 thốn, trong chân tóc 0, 5 thốn, cách ngang My Xung 01 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là chỗ bám của cơ trán vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Chủ Trị:

Trị đầu và vùng trán đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu.

Phối Huyệt:

1. Phối Tâm Du (Bàng quang.15) trị trong ngực đầy tức, phiền muộn, mồ hôi không ra (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị não tả, nước trong mũi chảy ra (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy nước thối [T uyên ] (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Môn (Bàng quang.12) + Thượng Tinh (Đc.23) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).

Cách châm Cứu:

Châm luồn dưới da 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút

Tham Khảo:

“Mồ hôi không cầm: dùng Khúc Sai” (Giáp Ất Kinh).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận