Huyệt Toàn cơ: Vị trí, tác dụng điều trị | Mạch nhâm

Toàn cơ

Tên Huyệt:

Toàn Cơ là trời của chòm sao, các sao khác vây quanh. Phế giống như trời của các tạng, mà lại ở giữa, có tác dụng tuyên thông Phế khí, vì vậy gọi là Toàn Cơ (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Triền Cơ, Triển Cơ, Truyền Cơ, Tuyền Cơ.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 21 của mạch Nhâm.

Vị Trí:

Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bờ trên khớp ức – sườn thứ 1.

Giải Phẫu:

Dưới da là đầu trên xương ức.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Chủ Trị:

Trị ngực đau, ho suyễn.

Phối Huyệt:

1. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị họng sưng đau, nuốt không xuống (Thiên Kim Phương).

2. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị tích khối ở Vị (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Khí Hải (Nh.6) trị suyễn (Ngọc Long Kinh).

4. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Hoa Cái (Nh.20) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiên Đột (Nh.22) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân).

5. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Đột (Nh.22) trị thực Quản co rút (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Đại Chùy (Đốc.14) + Định Suyễn trị hen suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm xiên 0, 3 – 1 thốn. Cứu 5 – 15 phút.

Ghi Chú: Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng, không châm thẳng.

Xem thêm: Các huyệt trên Mạch nhâm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận