Kỹ thuật tập vận động thụ động

TẬP VẬN ĐỘNG THỤ ĐỘNG

I. ĐẠI CƯƠNG
– Tập thụ động là hình thức tập được thực hiện bởi lực tác động bên ngoài do người tập hoặc các dụng cụ trợ giúp. Vận động thụ động nghĩa là phần cơ thể được vận động không có sự tham gia làm động tác vận động co cơ chủ động của người bệnh.
– Kỹ thuật này được làm khi người bệnh không tự thực hiện được động tác vận động của mình.
II. CHỈ ĐỊNHtap-van-dong
Khi người bệnh không tự làm được động tác vận động.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi có nguy cơ biến chứng do vận động thụ động gây ra:
– Gãy xương, can xương độ I hoặc II
– Các chấn thương mới (1-2 ngày đầu)
– Nguy cơ gãy xương như u xương, lao xương, lao khớp
– Viêm khớp nhiễm khuẩn, tràn máu, tràn dịch khớp
– Các vết thương phần mềm quanh khớp chưa liền sẹo

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Tư thế người bệnh thoải mái phù hợp với khớp cần tập.
– Không dùng lực bắt khớp cần tập vận động.
– Người làm kỹ thuật thực hiện vận động theo mẫu, theo tầm vận động bình thường của khớp, đoạn chi hoặc phần cơ thể đó. 66
– Tần suất Thời gian một lần tập 15-20 phút cho một khớp, 1- 2 lần/ ngày, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và tình trạng thực tế của người bệnh.
V. THEO DÕI
1. Trong khi tập
– Phản ứng của người bệnh: khó chịu, đau.
– Các dấu hiệu chức năng sống: mạch, huyết áp, nhịp thở.
– Các thay đổi bất thường: nhiệt độ, màu sắc đoạn chi, tầm vận động, chất lượng vận động.
2. Sau khi tập
– Các dấu hiệu sống: mach, huyết áp, nhịp thở, tình trạng toàn thân chung.
– Khó chịu, đau kéo dài quá 3 giờ coi như tập quá mức.
– Nhiệt độ, mằu sắc da, tầm vận động, chất lượng vận động của đoạn chi cần tập.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập
– Đau: không tập vận động vượt quá tầm vận động bình thường của khớp hoặc chi đó.
– Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở, gãy xương, trật khớp: ngừng tập và xử trí cấp cứu ngay.
2. Sau khi tập: xử trí phù hợp với tai biến xảy ra

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận