Liệu bạn có đang mắc phải chứng trầm cảm hậu mùa thi và làm sao để xử lý?

Bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản sau kì thi căng thẳng? Đừng bỏ qua các thay đổi bất thường của tâm lý, bởi nó có thể báo hiệu nguy cơ trầm cảm vì stress mùa thi đấy!

Quãng thời gian thi cử thường khá vất vả và áp lực với những ai còn đang là học sinh. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn khiến cho tinh thần hay rơi vào căng thẳng, stress… Có thể nói, khả năng mà học sinh, sinh viên bị mắc chứng trầm cảm sau mùa thi là rất cao, nhất là sau các kì thi quan trọng như thi Đại học, thi vào cấp 3… Hãy chú ý tới các dấu hiệu của bệnh này để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời nhé!

Hay mệt mỏi, buồn bã, lo âu

Dấu hiệu này cho thấy tâm lý của bạn đã bắt đầu gặp vấn đề. Bạn sợ mình thi trượt, lo lắng đủ thứ về các sai sót trong bài thi, rồi sợ rằng tương lai của mình sẽ là một quãng thời gian tăm tối… Ngoài những dấu hiệu mệt mỏi về tinh thần, sức khỏe cũng bắt đầu rơi vào trạng thái đau nhức, khó chịu, hay khó thở, cảm giác đau giống như có thứ gì đó đâm vào ngực mình… Đây là các dấu hiệu thường gặp phải trong thời kì đầu của các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm hậu mùa thi. Thế nên, các bạn không nên coi thường những biểu hiện đơn giản này đâu nhé!

Liệu bạn có đang mắc phải chứng trầm cảm hậu mùa thi và làm sao để xử lý? - Ảnh 1.

Cảm thấy không có ai quan tâm đến mình

Người mắc chứng trầm cảm thường luôn muốn được người khác quan tâm bởi họ rất sợ cảm giác cô đơn. Thế nhưng, họ lại rất sợ “làm phiền” đến mọi người xung quanh. Hai trạng thái đối nghịch này khiến cho bệnh nhân tự mặc định là không có ai quan tâm đến mình và luôn nói về điều này dù cho sự thực thì mọi người vẫn rất muốn giúp đỡ.

Thói quen ăn uống thay đổi thất thường

Do tâm lý bất ổn nên kéo theo đó, ngay cả thói quen ăn uống cũng bị thay đổi theo. Có lúc bạn sẽ ăn rất ít, có lúc lại ăn rất nhiều để tìm cách “làm vui lên” cảm xúc của chính bản thân mình. Thường thì tình trạng này sẽ khiến cho việc ăn uống của người bệnh trở nên nghèo nàn, thấy thường và đương nhiên, sức khỏe cũng vì thế mà tuột dốc không phanh. Vậy nên đừng thắc mắc tại sao bản thân người mắc trầm cảm ngày càng hốc hác hoặc béo phì lên nhanh chóng.

Liệu bạn có đang mắc phải chứng trầm cảm hậu mùa thi và làm sao để xử lý? - Ảnh 2.

Khó chịu về mọi chuyện xung quanh

Tự cho rằng mình bị bỏ rơi, không ai quan tâm đến mình, tâm trạng cũng vì thế mà rất dễ nổi nóng, cáu gắt, khó chịu về mọi chuyện xung quanh. Không cần biết nó có ảnh hưởng đến mình hay không, nhưng dường như bất cứ chuyện gì xảy ra cũng như có “cái gai trong mắt” vậy. Đây cũng là một biểu hiện của chứng trầm cảm mà nhiều người dễ mắc phải.

Giống như người mất trí

Có thể bạn vẫn nhớ rõ như in bài thi của mình, các kiến thức mà mình đã được học, thế nhưng những chuyện đơn giản trong cuộc sống như những việc mình phải làm trong ngày, hôm nay có hẹn với ai,… thì bạn gần như… quên tiệt. Cũng dễ hiểu thôi bởi lúc này, tâm lý của chúng ta đã trở nên bất ổn mà.

Liệu bạn có đang mắc phải chứng trầm cảm hậu mùa thi và làm sao để xử lý? - Ảnh 3.

Cảm thấy bản thân thật vô dụng

Nếu bạn có những suy nghĩ như mình thật ngu ngốc, thua kém bạn bè, chẳng bằng ai, rồi chúng nó thi đỗ mà mình lại trượt… thì hãy cẩn thận nhé! Đây cũng là một trong các dấu hiệu của bệnh trầm cảm – đó là người bệnh cảm thấy bản thân trở nên vô dụng.

Thói quen đi ngủ cũng thay đổi luôn

Dường như những thay đổi tâm lý gây ảnh hưởng nặng nề tới thói quen sinh hoạt của người bệnh, trong đó có cả việc đi ngủ. Bạn có thể đi ngủ rất sớm hoặc rất muộn, ngủ rất ít hoặc rất nhiều… Và đương nhiên, kéo theo đó sẽ là một bộ dạng… không thể thảm thương hơn. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít, đột nhiên thay đổi đồng hồ sinh học sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống…

Lời khuyên:

Có thể bạn vừa trải qua một kì thi vô cùng căng thẳng và mắc phải các dấu hiệu trên. Đừng quá lo lắng, hãy tìm cách thư giãn tinh thần, ra ngoài gặp gỡ bạn bè, đi chơi để xả stress… Nếu những điều đó vẫn không mang lại tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận