[Bệnh học] Viêm khí phế quản cấp (chẩn đoán và điều trị)

Viêm khí phế quản cấp có định nghĩa nghèo nàn, đó là tình trạng viêm cấp của khí quản và phế quản. Hội chứng này thường được coi là do các tác nhân nhiễm khuẩn, khó mà phân biệt được với viêm khí phế quản do các kích thích không đặc hiệu như bụi và khói. Các tác nhân nhiễm khuẩn gây ra viêm khí phế quản cấp ở trẻ lớn và người lớn là virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi và các loại khác. Viêm khí phế quản nhiễm khuẩn cấp thường biểu hiện bằng ho (lúc đầu ho không có đờm sau đó có đơm nhầy mủ), cảm giác khó chịu trên xương ức do ho. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí phế quản.

Các dấu hiệu thực thể rất ít hay không có. Sau khi ho ra nhiều đờm, nghe phổi có thể mất tiếng ran ngáy nhưng khò khè vẫn còn. Các dấu hiệu đông đặc phổi không có. X quang phổi binh thường.

Sốt thường nhẹ hoặc không sốt trừ trường hợp cúm. Nên chụp X quang những trường hợp nghi có cúm hoặc có ẩn náu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc có triệu chứng thực thể nghĩ tới có thể viêm phổi.

Điều trị là điều trị triệu chứng nhằm giải quyết ho, tức ngực, sốt. Có thể cho hít thuốc giãn phế quản như metaproterenol hay albuterol, mỗi 4 giờ 2 xịt nếu lông ngực căng chướng, thở khò khè. Nếu các triệu chứng viêm khí phế quản đã hít mà vẫn còn ho khan thì phải chú ý xem có phải ho trong bệnh hen không. Nói chung không có chỉ định nhuộm Gram hay cấy đờm. Nói chung không điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm chủ nghĩa trừ bệnh nhân có sẵn trước đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị ho đờm có mủ kéo dài nghi có nhiễm khuẩn thứ phát do S. pneumoniae hay H. influenzae. Khi này, cho amoxicillin (500 mg mỗi 8 giờ), ampicillin, erythromycin hay tetracyclin (mỗi thứ cho 250 – 500mg 4 lần/ngày) hay trimethoprim 7 sulfametboxazol (160/800mg mỗi 12 giờ) đường uống trong 7 – 10 ngày.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận